Nhắc đến sân nhà Chelsea chắc hẳn bạn không thể bỏ qua sân Stamford Bridge, đây là một trong những sân vận động có quy mô cực kỳ hoành tráng với 82.905 chỗ ngồi.
Chính thiết kế độc đáo, mới lạ nơi đây còn được biết đến là công trình dàn không gian nổi tiếng thế giới. Cùng trungthuhyvong tìm hiểu chi tiết hơn về sân Stamford Bridge – sân nhà Chelsea qua những thông tin tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về sân Stamford Bridge – sân nhà câu lạc bộ Chelsea

- Tên đầy đủ: Stamford Bridge (/ˈstæm.fərd ˈbrɪdʒ/)
- Địa chỉ: Fulham Rd., London SW6 1HS, Anh (Địa chỉ sân Stamford Bridge trên google map: tại đây)
- Tọa độ: 51°28′54″B 0°11′28″T
- Chủ sở hữu: Chelsea Pitch Owners/ Chelsea FC
- Sức chứa của sân Stamford: 42.449 người
- Kích thước sân Stamford : 105m x 68m
- Chiều cao sân Stamford: 49m
- Chất liệu mặt sân Stamford: GrassMaster, cỏ hỗn hợp
- Kiến trúc sư: Archibald Leitch
- Khởi công sân Stamford: 1876
- Ngày khánh thành: 28 tháng 4, 1877
- Giá vé tham quan sân Stamford bridge: Người lớn: £28; trẻ em từ 5 đến 15 tuổi: £18; trẻ em dưới 5 tuổi: vào cửa miễn phí; miễn phí vé vào với London Pass
- Thời gian: 9AM – 5PM
Sân Stamford Bridge tên tiếng anh là Stamford Bridge (/ˈstæm.fərd ˈbrɪdʒ/) là một sân vận động bóng đá tọa lạc ở vị trí khá đắc địa ngay Chelsea, khu Hammersmith và Fulham của Luân Đôn. Sân vận động Stamford là sản phẩm độc đáo của kiến trúc sư đại tài Archibald Leitch được khánh thành vào ngày 28 tháng 4 năm 1877 với 5.000 chỗ ngồi.
Vị chủ nhân đầu tiên của sân vận động Stamford Bridge là một Huân tước giàu có bậc nhất London. Sau 28 năm hoạt động, sân bóng lớn thứ 2 nước Anh dần xuống cấp và được chào bán với giá rất rẻ, cuối cùng Stamford Bridge được chuyển sang tay anh em nhà Mears.
Năm 1982, Stamford Bridge được chuyển giao cho Chelsea tuy nhiên vào thời gian này nơi đây chỉ là một bãi đất trống với khán đài chỉ có 14.000 chỗ ngồi. Không lâu sau, Ken Bates mua lại Chelsea và bắt đầu cho xây dựng, nâng cấp lại thành một tổ hợp Chelsea Village với hệ thống khách sạn, nhà hàng và trung tâm tập luyện, giải trí.
Khám phá bên trong sân Stamford Bridge – thánh địa của bóng đá Anh
Đến với sân Stamford Bridge – sân nhà Chelsea, khán giả sẽ không khỏi bất ngờ trước kiến trúc xa hoa của 4 khán đài chính. Cụ thể là:
- Khán đài Matthew Harding được đặt theo tên của một vị cựu giám đốc Chelsea, người đã giúp CLB vượt qua những tháng ngày đen tối của cuộc khủng hoảng tài chính. Khán đài gồm 2 tầng chính phần lớn phục vụ fan hâm mộ môn thể thao Vua có vé xem cả mùa.
- East Stand là khán đài lâu đời nhất tại sân vận động Stamford Bridge với sức chứa 11.253 người. Khán đài này có 3 tầng chính và được xem là trái tim của sân nhà Chelsea bao gồm nơi đặt máy quay chính, phòng thay đồ của các cầu thủ, phòng nghe nhìn, trung tâm báo chí…
- Shed End gồm 2 tầng, trong đó tầng dưới từng là nơi dành cho CĐV nhà cho đến mùa giải 2005/2006, góc phía đông dành cho các khán giả đội khách. Bên cạnh đó, nơi đây còn sở hữu Viện Bảo tàng Trăm năm và bức tường kỷ niệm những fan hâm mộ trung thành nhất của Chelsea.
- Khán đài Tây có sức chứa 11.253 người bao gồm 3 tầng và là nơi đặt hàng ghế VIP. Không chỉ vậy, nơi đây còn lắp đặt hệ thống sưởi ấm vô cùng hiện đại, chính vì vậy giá vé cho khu vực này đắt nhất, đặc biệt là tầng giữa và tầng dưới cùng.
Quy mô, sức chứa sân Stamford Bridge
Như đã biết, sân Stamford Bridge được xây dựng vào năm 1877 do kiến trúc sư Archibald Leitch thiết kế – mệnh danh là người phát minh ra sân vận động bóng đá. Ngay khi bước chân vào khu vực khán đài sân, người hâm mộ có thể dễ dàng cảm nhận thấy bầu không khí bóng đá rạo rực với rất nhiều hình ảnh về câu lạc bộ Chelsea bố trí xung quanh.
Không chỉ vậy, mặt cỏ trên sân Stamford Bridge được đầu tư vô cùng kỹ lưỡng kết hợp với sự chăm sóc chỉn chu khiến nơi đây đẹp đẽ như một dải lụa. Để có được một mặt sân đẹp như vậy, các kiến trúc sư đã thiết kế hệ thống tưới nước vô cùng hiện đại hoạt động cả ngày lẫn đêm giúp thảm cỏ luôn xanh tươi.
Lúc mới xây dựng sân nhà Chelsea có sức chứa 5.000 chỗ ngồi nhưng hiện nay kiến trúc sân đã được mở rộng với sức chứa 42.055 chỗ. Ngoài ra, khu vực trong sân còn có thiết kế phòng họp báo – nơi huấn luyện viên tham gia giải đáp các câu hỏi từ giới truyền thông sau mỗi trận đấu. Không chỉ vậy, đây còn là phòng ký kết hợp đồng giữa các cầu thủ, đại diện câu lạc bộ khi muốn gia nhập đội bóng thủ đô London.
Quy định ra vào sân Stamford Bridge

Nếu bạn đang có ý định đặt chân đến thánh địa Stamford Bridge hãy tham khảo một số quy định vào sân nhà Chelsea dưới đây. Cụ thể như sau:
- Người hâm mộ phải qua hành lang kiểm tra an ninh chặt chẽ trước khi tiến vào bên trong khu vực khán đài.
- Khi vào sân, khán giả nên cầm vé trên tay và đưa vào máy quét mã vạch để mở cửa vào khán đài chính. Trong trường hợp hệ thống an ninh phát hiện vé giả, cửa sẽ không tự động mở và nhân viên an ninh ngay lập tức thu hồi tấm vé giả mạo đó của bạn.
- Theo quy định, người hâm mộ không được phép mang bất kỳ vũ khí nguy hiểm hay vật dụng dễ cháy nổ làm ảnh hưởng đến trận bóng đang diễn ra và các khán giả xung quanh.
Xem thêm: Sân Hampden Park
Lời kết
Hy vọng những nội dung bài viết mà trungthuhyvong.com vừa chia sẻ có thể giúp người hâm mộ trái bóng tròn nắm rõ hơn các thông tin về sân Stamford Bridge.
Mong rằng trong thời gian tới, thánh địa nhà Chelsea sẽ được đầu tư, cải tạo nâng cấp hơn nữa giúp khán giả có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều trận cầu nảy lửa trên sân.